TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VIỆT TẠI NƯỚC NGOÀI.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thế giới. Ngoài vấn đề thị trường, doanh nghiệp cũng rất cần quan tâm tới việc bảo hộ thương hiệu tại những quốc gia xuất khẩu để tránh bị mất nhãn hiệu tại thị trường xuất khẩu khi có một bên thứ ba đăng ký, vừa nâng cao sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu vừa nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại nước ngoài, một trong những khó khăn cho doanh nghiệp đó là không hiểu rõ hệ thống pháp luật bảo hộ của từng quốc gia, bên cạnh đó rào cản ngôn ngữ cũng là một vấn đề. Chính bởi điều này mà nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trong nước, lại bị các doanh nghiệp nước ngoài bảo hộ, điển hình như:

Gạo ST25, gạo ST24

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, gạo ST24 và ST25 đã bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước.

Nước mắm Phú QuốcNhư vậy, khi Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ. Nếu không thông qua, doanh nghiệp Việt sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ. 

Nước mắm Phú Quốc lừng danh là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ xuất xứ trên thị trường của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, con đường thành công của nước mắm Phú Quốc không chỉ trải toàn hoa hồng mà mỗi bước đi đều gập ghềnh và đến giờ vẫn chưa suôn sẻ. Gặp không ít những sóng gió từ năm 1982, nước mắm Phú Quốc nổi tiếng của Việt Nam đã bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa. 

Trước danh tiếng và chất lượng sản phẩm yêu cầu cao như vậy, thời gian gần đây đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng thương hiệu Phú Quốc qua việc lập lờ chỉ dẫn địa lý, mạo nhận nước mắm Phú Quốc. Điều đó không chỉ làm doanh nghiệp sản xuất nước mắm uy tín điêu đứng, mà còn gây ngộ nhận, mất niềm tin ở người tiêu dùng.

Theo bà Nguyễn Thị Tịnh, Giám đốc DNTN khai thác và chế biến hải sản Thanh Quốc, khoảng 80% cơ sở nhà thùng sản xuất nước mắm Phú Quốc có ba, bốn đời theo nghề. Nhưng hiện nay có sự lạm dụng chữ Phú Quốc để gây ngộ nhận cho người tiêu dùng.

Cà phê Buôn Ma Thuột

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đánh cắp khi thâm nhập thị trường thế giới hay dù đã định vị được thương hiệu nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà sử dụng trên bao bì... Đó là một trong nhiều khó khăn mà Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ để ngành cà phê phát triển bền vững.  


 
Theo báo Người lao động, Giám đốc một doanh nghiệp am hiểu thị trường Mỹ cho rằng, tại thị trường này, hễ mặt hàng nào nổi lên, được người tiêu dùng chú ý lập tức sẽ có người đăng ký thương hiệu đón đầu.

"Chi phí đăng ký thương hiệu không nhiều, nếu mặt hàng bán chạy thì người đăng ký thương hiệu trước có thể bán lại cho chủ sở hữu thực sự hoặc nhận tiền bản quyền khi có hàng hóa xuất khẩu sang. Trường hợp chủ sở hữu muốn đòi lại thương hiệu phải trải qua cuộc chiến pháp lý khá phức tạp", vị giám đốc này phân tích.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chậm chạp trong việc đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài. Trong khi Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới.

Đây không phải câu chuyện đơn lẻ, rất nhiều doanh nghiệp lớn, vừa khác đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ mà chưa có giải pháp. Vậy doanh nghiệp phải đối đầu với những nguy cơ gì khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Nguy cơ khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đầu tư cho thương hiệu đang trở thành một điểm nóng trong kinh doanh. Nó không chỉ bao gồm việc xây dựng và quảng bá thương hiệu mà còn bao gồm cả việc bảo vệ thương hiệu như thế nào. Rất nhiều doanh nghiệp đang bỏ tiền vào phát triển thương hiệu mà quên đi việc bảo vệ quyền lợi pháp lý và vô tình khiến mình gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh.

1. Không làm chủ thương hiệu của bạn

Luật sở hữu trí tuệ quy định về tính độc quyền của chủ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đăng ký. Nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp của bạn không được cấp phép độc quyền sở hữu, sử dụng nhãn hiệu. Một khi tài sản thương hiệu ngày càng gia tăng thì việc không làm chủ sở hữu thương hiệu trở nên cực kỳ nguy hiểm.

2. Bị làm nhái, làm giả

Hiện tượng làm hàng nhái hàng giả trở lên phổ biến trong một thị trường cạnh tranh và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã thường xuyên phải đấu tranh với hiện tượng này. Một trong những công cụ đấu tranh hiệu quả nhất với hàng nhái, hàng giả đó là sử dụng công cụ pháp lý có được từ việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

3. Thiệt hại khi tranh chấp xảy ra

Khi tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra, cơ sở pháp lý mạnh nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là quyền sở hữu về nhãn hiệu. Điều này có được nhờ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm.

Năm 2000, thương hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ đã bị Công ty Rice Field đăng ký bảo hộ tại Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới. Phải mất 2 năm đàm phán và thương lượng, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu và Rice Field nhận làm đại lý phân phối tại Mỹ.

4. Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng

Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái.

5. Khó truyền thông thương hiệu

Toàn bộ các hoạt động truyền thông thương hiệu của bạn sẽ không thể hiệu quả nếu doanh nghiệp không sở hữu thương hiệu.

6. Nguy cơ mất thị trường

Rất nhiều thị trường uy tín trên thế giới như Nhật, EU, Mỹ … không cho phép nhập khẩu các sản phẩm dán nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ. Dưới tác động của việc gia nhập các liên minh kinh tế của Việt Nam, các điều kiện về bảo hộ thương hiệu càng trở lên ngặt nghèo. Vì vậy, không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng nghĩa với nguy cơ lớn đánh mất thị trường.

7. Nguy cơ bị mất nhãn hiệu

Đây là nguy cơ hàng đầu đối với doanh nghiệp. Thương hiệu – tài sản của doanh nghiệp có thể được gây dựng với rất nhiều tâm huyết, nguồn lực … có thể nhanh chóng bị rơi vào tay người khác nếu doanh nghiệp chưa bảo hộ thương hiệu của mình.

Khó khăn đối với doanh nghiệp khi bảo hộ thương hiệu

Nhận thức về thương hiệu ngày càng tăng cao, yêu cầu của thị trường cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến tài sản sỡ hữu trí tuệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn gặp các rào cản nhất định cả về nhận thức và hành động trong vấn đề bảo vệ thương hiệu. Dưới đây là các mặt hạn chế của doanh nghiệp Việt trong bảo vệ tài sản thương hiệu.

1. Chưa coi thương hiệu là tài sản:  doanh nghiệp, đặc biệt khối SME thường lấy hiệu quả kinh doanh trước mắt làm ưu tiên. Mặt khác với nguồn lực hạn chế, chưa đầu tư bài bản cho thiết kế và đăng ký nhãn hiệu. Nhiều người vẫn nghĩ, khi nào kinh doanh tốt mới cần đến bảo hộ thương hiệu. Đây là một quan niệm sai lầm thường gặp.

2. Chưa có kiến thức về đăng ký nhãn hiệu: nhiều chủ doanh nghiệp, nhà điều hành chưa hiểu về đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả là gì, nó có ích gì cho doanh nghiệp và làm thế nào để xác lập quyền bảo hộ. Do vậy, họ đơn giản là không đưa vấn đề này vào kế hoạch.

3. Hạn chế về tài chính:  tài chính cũng là vấn đề cản trở doanh nghiệp. Không chỉ chi phí cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu, mà việc đăng ký nhãn hiệu còn đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện bài bản việc thiết kế thương hiệu từ tên gọi, logo đến bao bì nhãn mác với khoản đầu tư không nhỏ.

4. Hành động khi quá muộn: “Nước đến cổ mới bơi” có thể là mô tả cho tình huống này. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu khi tung sản phẩm ra thị trường và đối tác cần có chứng nhận, văn bằng bảo hộ. Lúc này việc đăng ký có thể là quá muộn vì thương hiệu có thể đã được bên khác bảo hộ, hay đơn giản là không có khả năng bảo hộ hoặc thời gian thực hiện quá lâu. 

Vậy đứng trước những khó khó khăn này, doanh nghiệp có những lựa chọn nào?

Giải pháp cho doanh nghiệp Việt?

Bảo vệ thương hiệu chính là bảo vệ thành quả kinh doanh, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình tư vấn thương hiệu, vấn đề bảo hộ luôn là được đặt vào trọng tâm của mọi dự án mà Sao Kim thực hiện. Mặc dù việc bảo hộ thương hiệu là một quá trình không dễ dàng nhưng việc thực hiện các thủ tục xác lập quyền bảo hộ thương hiệu thì tương đối đơn giản và dễ dàng. Đây là một vài giải pháp mà theo tôi mọi doanh nghiệp đều nên quan tâm.

Đăng ký nhãn hiệu ngay từ đầu: Ngày nay chủ doanh nghiệp đã ý thức nhiều hơn rất nhiều về việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu ngay từ khi mới bắt đầu ra mắt thương hiệu. Từ việc lựa chọn tên thương hiệu cần phải được kiểm tra kỹ càng về khả năng đăng ký SHTT, đến việc thiết kế logo, bao bì nhãn mác đều cần có những yếu tố tăng cường khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Ngay sau khi có tên gọi và logo là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Rà soát lại danh mục tài sản thương hiệu của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp đang hoạt động và sở hữu một đến nhiều thương hiệu khác nhau, đây là thời điểm để doanh nghiệp rà soát lại xem các thương hiệu này đã được đăng ký bảo hộ hay chưa? Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công của từng tên nhãn. Nếu nhãn hiệu nào chưa được đăng ký bảo hộ, hãy thực hiện ngay việc này.

Kiến tạo các tài sản thương hiệu mới: Ngoài việc bảo vệ các tài sản thương hiệu hiện có, việc tạo ra các thương hiệu mới nhằm tạo thêm sức mạnh cạnh tranh cho phổ thương hiệu của bạn, đồng thời gia tăng tài sản thương hiệu là một cách rất hiệu quả để bảo vệ thương hiệu.

Bảo hộ thương hiệu ở tất cả các thị trường tương lai: Đừng để nước đến chân mới nhảy. Thế giới hiện nay rất phẳng, và việc một doanh nghiệp hay cá nhân tại Mỹ đang tìm hiểu những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam để đăng ký chặn trước là rất có thể và dễ dàng làm điều đó. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh tại thị trường quốc tế hay làm thương mại không biên giới, bạn không nên chần chừ đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia dự định kinh doanh.

Hoàng Anh đồng hành phát triển thương hiệu.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn phát triển thương hiệu, Hoàng Anh đã đồng hành cùng hàng nghìn đối tác trên con đường khẳng định thương hiệu nông sản Việt. Góp phần đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế.