Hội nghị tập huấn triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2020

Ngày 28/5/2020, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Hội nghị tập huấn toàn quốc, triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2020. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

 

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương chủ trì Hội nghị

Tham dự hội nghị, về phía Văn phòng điều phối Nông thôn mới có ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng; ông Ngô Tất Thắng, phó Cục trưởng, phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cùng hơn 400 đại biểu đại diện các Cục, Vụ, Viện, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành địa phương trên cả nước. Bà Lê Thị Thêm, giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh, đơn vị tư vấn, đồng hành cùng chương trình OCOP tại các tỉnh và cán bộ chuyên môn các phòng của Công ty tham gia hội nghị.

Đại biểu đại diện các Cục, Vụ, Viện, Cty tư vấn, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành địa phương trên cả nước chụp ảnh lưu niệm

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng  Điều phối NTM Trung ương tại Hội nghị

Bà Lê Thị Thêm (trái), Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh - đơn vị tư vấn, đồng hành cùng chương trình OCOP tại các tỉnh

Hội nghị đã nghe và thảo luận 6 chuyên đề, gồm: Quan điểm, mục đích, ý nghĩa, nội dung nhiệm vụ chương trình phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn; triển khai Quyết định thành lập Hội đồng OCOP quốc gia và Quy chế của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; Dự thảo điểm mới trong các tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Giới thiệu Dự thảo Bộ tiêu chí Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch; Dự thảo bộ tài liệu tập huấn Chương trình OCOP cơ bản và Quy chế quản lý tư vấn Chương trình OCOP.

Ông Ngô Tất Thắng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương chia sẻ về Dự thảo quy chế quản lý tư vấn

Khẳng định bản chất của Chương trình OCOP là phát huy nội năng, tiềm lực, thế mạnh và tính cộng đồng của địa phương, nhằm chú trọng phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống, các giá trị cộng đồng, tạo ra chuỗi giá trị, nâng cao đời sống của người dân, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã nêu 3 quan điểm cơ bản khi triển khai Chương trình là: Phát huy nội lực địa phương; Xác định rõ chủ thể OCOP là ai? Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách cụ thể. Từ quan điểm cơ bản, Thứ trưởng nhấn mạnh và nêu bật vai trò quan trọng đặc biệt của chính quyền cấp xã trong các bước triển khai Chương trình.

Tham luận của các đại biểu tập trung vào các vấn đề như: Phải chuẩn hóa sản phẩm; phân định rõ, sản phẩm OCOP là gì? Việc lựa chọn sản phẩm tham gia OCOP phải phù hợp với tiêu chí của chương trình. Công tác tư vấn phải chuẩn mực, chuẩn hóa sản phẩm; công tác quản lý vùng nguyên liệu đầu vào, quản lý chuỗi giá trị phải minh bạch, xây dựng vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường…

Trao tặng Huân chương lao động hạng ba cho Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương

Trao tặng bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ cho các cá nhân đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" gia đoạn 2016 - 2020

Kết luận hội nghị tập huấn, Cục trưởng, phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến thay mặt ban tổ chức, hoan nghênh và tiếp thu ý kiến của các đại biểu, trên cơ sở đó, Trung ương bổ sung, điều chỉnh lại chương trình OCOP phù hợp và mang nét đặc thù riêng của Việt Nam. Khung Chương trình quốc gia, ban hành tới từng địa phương một cách linh hoạt, dựa trên Bộ tiêu chí; phân rõ trách nhiệm của các Bộ, Ban, Ngành. Sẽ tổ chức tập huấn riêng cho các đơn vị tư vấn; ban hành sổ tay chi tiết các văn bản liên quan đến Chương trình OCOP và tổ chức mô hình chấm điểm sản phẩm OCOP ứng dụng công nghệ thông tin.

Một số hình ảnh tại Hội nghị: