DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH TRƯỚC TÌNH TRẠNG HÀNG GIẢ HÀNG NHÁI HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG

Nền kinh tế phát triển, hàng hóa cũng trở nên đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt hàng chất lượng, vẫn tồn tại những sản phẩm làm giả, làm nhái các thương hiệu uy tín. Vậy, làm thế nào để chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ được uy tín thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng? Hãy cùng Hoàng Anh tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

 

Hàng giả, hàng nhái luôn là vấn đề nhức nhối trên thị trường 

Hàng giả, hàng nhái tràn lan

Trước đây, việc làm giả làm nhái chỉ dừng lại ở phân khúc hàng giá rẻ, bình dân và hoạt động nhỏ lẻ. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, việc làm giả hàng nhái đang ngày càng trở nên tinh vi, khó kiểm soát, đánh cả vào phân khúc những mặt hàng cao cấp, thậm chí xuất hiện ở ngay cả những trung tâm mua sắm, cửa hàng bán đồ cao cấp của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. 

Hơn nữa, những mặt này còn rất đa dạng từ chủng loại đến mẫu mã, màu sắc đáp ứng được những xu hướng mới nhất trên thị trường và đặc biệt là mức giá êm hơn rất nhiều so với hàng chính hãng. Điều này càng khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng. 

Sử dụng sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế, mà lâu dài hơn là về chính sức khỏe của mình. Có thể kể đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng hàng không đảm bảo chất lượng như bỏng nặng do nổ điện thoại khi sử dụng dây sạc kém chất lượng hay như ngộ độc cồn vì uống phải rượu giả. 

 

Bên cạnh người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng trực tiếp chịu những hệ lụy nặng nề của vấn nạn hàng giả hàng nhái. Những mặt hàng kém chất lượng với mức giá rẻ hơn khiến mặt hàng chất lượng của các doanh nghiệp lao đao vì ế ẩm. Chưa kể, những mặt hàng được làm nhái với chất lượng kém hơn nhiều so với sản phẩm gốc, điều này có thể vô tình khiến người tiêu dùng có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với hình ảnh thương hiệu. 

Giải pháp nào để bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng? 

Đối với cơ quan có thẩm quyền

- Nâng cao mức xử phạt hành chính với các cơ sở kinh doanh trái phép, kém chất lượng. 

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của thương hiệu. 

Đối với doanh nghiệp 

Đối với doanh nghiệp, để bảo vệ hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng, cần phải có những hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền thương hiệu trước pháp luật. 

- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: Đăng ký sở hữu trí tuệ với thương hiệu là điều cần thiết với mỗi doanh nghiệp, khi xảy ra tranh chấp hay vi phạm sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần nhanh chóng nộp đơn lên Cục sở Hữu Trí Tuệ để nhận được sự bảo hộ từ phía các cơ quan hành pháp.

 

- Chủ động khiếu nại khi bản quyền trí tuệ bị vi phạm: đây cũng là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp, giúp các lực lượng chức năng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nguồn hàng và đấu tranh chống hàng giả hàng nhái. 

- Phổ cập cho người tiêu dùng về những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm.

- Sử dụng tem chống hàng giả để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng 

- Mua sắm thông minh: trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để phân biệt được hàng chính hãng và hàng kém chất lượng, người tiêu dùng đang bảo vệ quyền lợi của chính mình và chung tay chống lại hàng giả, hàng nhái. 

- Chủ động chia sẻ và phản hồi khi phát hiện cơ sở kinh doanh kém chất lượng: những phản hồi đến từ người tiêu dùng góp phần giúp lực lượng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hàng hóa trên thị trường.