- Tiếng Việt
- English
Nông sản vẫn luôn là thế mạnh của nước ta và hàng năm các loại quả là đặc sản như Thanh Long, Mít, Xoài, Chôm Chôm… vẫn luôn được xuất khẩu ra nước ngoài và nhận được nhiều đánh giá tích cực. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam vẫn cần được đẩy mạnh để có thể nâng cao giá trị trên thị trường trong cũng như ngoài nước.
Các yếu tố ảnh hưởng tới nông sản Việt
Bất kể một sản phẩm, dịch vụ nào khi muốn xây dựng thương hiệu thì cũng cần phải xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng và những yếu tố dưới đây sẽ có tác động lớn tới việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Các bước xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
Dưới đây sẽ là những hướng dẫn bạn các bước xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam hiệu quả.
Bước 1: Đối tượng khách hàng sẽ mua hàng, nông sản là ai
Đối tượng mua hàng có thể là bất kể ai có nhu cầu, có thể là nam hay nữ, người nội trợ hay dân văn phòng… Bước này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta có chiến lược truyền thông phù hợp để xây dựng thương hiệu nông sản chuẩn.
Bước 2:Chọn kênh phân phối phù hợpkhi cung cấp nông sản tới người tiêu dùng
Xây dựng thương hiệu nông sản việt nam để phân phối nông sản, chúng ta có thể bán hàng trực tuyến, mở cửa hàng bán sản phẩm hay là phân phối lại cho nhà bán lẻ.
Với hình thức phân phối lại cho nhà bán lẻ thì sẽ có 3 chiến lược cho kênh phân phối này.
Trong việc xây dựng thương hiệu nông sản thì với chiến lược phân phối này chúng ta sẽ sử dụng tất cả các kênh có thể tiếp cận, cung cấp sản phẩm tới khách hàng.
Hình thức phân phối này được thực hiện bằng cách lọc ra một nhà phân phối có uy tín và phù hợp nhất với doanh nghiệp, để thực hiện việc phân phối nông sản có uy tín, chặt chẽ giúp nâng cao thương hiệu trên thị trường.
Sau khi đã xác định được các nhà phân phối thì việc quan trọng ở chiến lược này là chọn ra đâu là nhà phân phối có tiềm năng để góp phần xây dựng thương hiệu nông sản cho doanh nghiệp mình.
Bước 3: Tạo giá trị khi xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
Trước hết, chúng ta cần đặt tên cho công ty cũng như là định hướng thương hiệu cho sản phẩm nông sản của mình. Mỗi nông sản sẽ cần được đặt tên riêng sao cho phù hợp, gần gũi với người dùng.
Sau đó, chúng ta cần phải đặt tên thương hiệu cho nông sản với yêu cầu là: Có sự khác biệt; Ngắn gọn, dễ gợi nhớ; Tên dễ gọi và có sự thân thiện, gần gũi. Hiện nay, các doanh nghiệp thường dùng các câu slogan để gợi nhớ tới sản phẩm của mình cũng là cách rất hiệu quả.
Tiếp theo là xác định điểm khác biệt của nông sản, ví dụ như nông sản có giá trị gì mà chỉ nó mới có. Phương pháp sản xuất, đóng gói hiện đại thế nào…
Một điều quan trọng nữa là về việc thiết kế logo cho thương hiệu. Một logo truyền thông thương hiệu tốt sẽ hội tụ các đặc điểm đó là: Màu sắc (tối đa 3 màu, không nên sử dụng các gam màu nóng), có sự thân thiện, tính đơn giản, khác biệt dễ nhận biết với các thương hiệu khác.
các bước xây dựng thương hiệu sản phẩm
Việc bảo hộ thương hiệu là rất cần thiết vì nó sẽ giúp định vị cũng như khẳng định với thị trường nông sản là của đơn vị nào thông qua thương hiệu được đăng ký. Chúng ta cũng cần đăng ký mã vạch để có thể chủ động trong việc kiểm tra sản phẩm bất cứ khi nào.
Để có thể cung cấp sản phẩm nông sản tới tay khách hàng, cũng như xây dựng thương hiệu nông sản hiệu quả thì hãy thiết kế bao bì đẹp mắt, gần gũi, dễ nhận dạng, xây dựng cả hệ thống website cùng với các trang mạng xã hội để nông sản của doanh nghiệp tiếp cận được người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi.
Trên đây chính là những thông tin cần thiết về chiến lược cũng như các bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam.
Cần tư vấn, thiết kế, xây dựng và phát triển thương hiệu vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HOÀNG ANH
Địa chỉ: Tòa nhà Hạ Long Center - Số 162 Lê Thánh Tông - TP Hạ Long - Quảng Ninh
Email: hoanganhdt.halong@gmail.com
SĐT: 0912 900 058 / 0908 30 1979 / 0984 820 889
Fanpage: Hoàng Anh - Đồng Hành Phát Triển Thương Hiệu
Website: www.hoanganhhalong.com.