HỘI THẢO THAM VẤN, HOÀN THIỆN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP”.

Sáng ngày 16/06/2022 Bà Lê Thị Thêm – GĐ công ty TNHH đầu tư Hoàng Anh đã tới tham dự hội thảo tham vấn, hoàn thiện “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm thành công phát triển sản phẩm OCOP”, do văn phòng điều phối NTM trung ương kết hợp văn phòng IFAD tổ chức tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội,

Bà Lê Thị Thêm - GĐ công ty TNHH đầu tư Hoàng Anh tham dự hội thảo

Hội thảo diễn ra với mục tiêu đánh giá lại thành tựu, bài học kinh nghiệm của chương trình cũng như đề ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới.

Ông Phương Đình Anh – Phó Chánh VP Điều phối NTM Trung ương Phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo Ông Phương Đình Anh – Phó Chánh VP Điều phối NTM Trung ương cho biết: Ý nghĩa của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Tính đến hết năm 2021, đã có 63 tỉnh, thành ban hành kế hoạch đề án triển khai chương trình OCOP với 4.763 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng từ 3 sao trở lên. 

Trong đó có 67,6% sản phẩm đạt 3 sao, 31% sản phẩm đạt sản 4 sao, 1,2 % sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao được công nhận của 4.061 chủ thể (38,7% là HTX, 25,9% là doanh nghiệp; 33,1% là cơ sở chủ hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác).

Cũng theo ông Đình Anh, sau 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã có những đóng góp tích cực, hỗ trợ các địa phương phát triển kinh tế bằng chính tài nguyên bản địa từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nông thôn.

Bà Lê Thị Thêm - GĐ công ty TNHH đầu tư Hoàng Anh phát biểu tại hội nghị

Tại hội thảo, bà Lê Thị Thêm phát biểu, đưa ra những bài học kinh nghiệm thành công của các chủ thể điển hình được công ty tư vấn trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP. Từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như sứ mệnh của một đơn vị tư vấn sản phẩm OCOP.

Theo bà Lê Thị Thêm “Là một đơn vị tư vấn có tâm và có tầm, phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của chủ thế từ đó đưa ra những tư vấn, giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu cũng như phát triển điểm mạnh của sản phẩm. Từ đó đưa sản phẩm lên tầm cao mới, không chỉ tham gia đánh giá thứ hạng trong OCOP mà còn có chỗ đứng trong thị trường trong nước cũng như quốc tế”.

Kết thúc hội thảo bà Lê Thị Thêm có một buổi giao lưu, trao đổi với lãnh đạo văn phòng điều phối NTM trung ương và các tỉnh tới dự hội thảo.

Một số hình ảnh diễn ra trong hội thảo: