TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ CHƯƠNG TRÌNH OCOP HÀ TĨNH NĂM 2020

Ngày 30/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh khai mạc lớp tập huấn kiến thức chung về Chương trình OCOP; Giới thiệu Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn lập phương án sản xuất kinh doanh.

Ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh khai mạc lớp tập huấn

Tham dự lớp tập huấn có ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cùng lãnh đạo, cán bộ phòng chuyên môn Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; bà Lê Thị Thêm, giám đốc Công ty TNHH đầu tư Hoàng Anh đơn vị tư vấn chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh; cán bộ các phòng chuyên môn của công ty; các đơn vị tư vấn ; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cùng hơn 250 học viên là cán bộ chuyên trách OCOP cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.

Bà Lê Thị Thêm, giám đốc Công ty TNHH đầu tư Hoàng Anh đơn vị tư vấn chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh

Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP), Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn…

Ông Nguyễn Hữu Dực, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh giới thiệu về quan điểm, chủ trương, nội dung, chính sách, kế hoạch triển khai Chương trình

Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có 72 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao vầ 69 sản phẩm đạt 4 sao. Năm 2020, có hơn 180 ý tưởng đăng ký tham gia Chương trình, trong đó có 159 ý tưởng được cấp huyện thẩm định và hơn 120 ý tưởng được cấp tỉnh chấp thuận và tiếp tục có nhiều hơn nữa số lượng sản phẩm đăng ký tham gia, đây là một kết quả đáng mừng.

Lớp tập huấn đã được nghe ông Nguyễn Hữu Dực, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh giới thiệu về quan điểm, chủ trương, nội dung, chính sách, kế hoạch triển khai Chương trình và hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Hữu Dực, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh giới thiệu về quan điểm, chủ trương, nội dung, chính sách, kế hoạch triển khai Chương trình

Tại lớp tập huấn, VPĐP NTM Hà Tĩnh đặt bài cho các đơn vị tư vấn xây dựng Phương án kinh doanh của 1 sản phẩm đăng kí tham gia Chương trình OCOP Hà Tĩnh năm 2020 để trình bày, hướng dẫn cho các cơ sở; có 2 đơn vị tư vấn đăng kí tham gia ; Công ty cổ phần chứng nhận FAO trình bày PAKD của sản phẩm táo mèo của TP Hà Nội ; Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh trình bày PAKD mực khô Thu Hùng (huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh); 

Cán bộ Công ty Hoàng Anh trình bày, đánh giá, phân tích PAKD Mực Khô Thu Hùng

PAKD mực khô Thu Hùng được Công ty Hoàng Anh tổng hợp, lựa chọn, phân tích đánh giá; đưa ra thuận lợi, khó khăn, đề cập từ lí do lựa chọn mặt hàng kinh doanh, bạn hàng, thị trường, giá cả,... đến các giải pháp thực hiện về vốn, tài chính, nhân sự,...một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của HTX dịch vụ chế biến Thuỷ Hải Sản Thu Hùng và được VPĐPNTM tỉnh Hà Tĩnh và các chủ cơ sở sản xuất đánh giá cao; 

Tổng kết lớp học, Ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đề nghị lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị tư vấn và chủ thể tham gia Chương trình OCOP nghiên cứu đầy đủ các nội dung để xây dựng thành công các sản phẩm OCOP với phương châm "Vì lợi ích cộng đồng", "chất lượng làm nên thương hiệu", sản phẩm OCOP phải là sản phẩm tử tế do những con người tử tế làm ra và được tin dùng.